Cấy ghép răng implant và các kỹ thuật hỗ trợ cấy ghép implant

Cấy ghép răng implant được cho là phương pháp trồng răng giả cố định tiên tiến và ít chấn thương nhất hiện nay. Gần 17 năm có mặt và phát triển ở Việt Nam, càng ngày phương pháp cấy ghép răng implant càng khẳng định được vai trò của mình trong dịch vụ nha khoa.

1. Implant là gì?

 

 

Implant là một trụ bằng Titanium có hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm nhằm thực hiện chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.

Cấy ghép răng implant là một chuỗi các giai đoạn các bước nhằm gắn răng sứ giả vào trụ implant để thay thế những chiếc răng đã mất nhờ các máy móc và công cụ hiện đại một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn nhất.

2. Thời điểm thích hợp để cấy ghép răng implant

Về thời điểm, cấy ghép răng implant có thể chia làm 2 thời điểm tùy vào phần xương ổ sau khi nhổ răng như sau :

  • Đặt implant ngay lúc nhổ răng nếu khách hàng có tình trạng xương, nướu và tình trạng sức khoẻ cho phép. Nếu ổ răng còn nguyên vẹn, bác sĩ có thể đặt implant ngay sau khi nhổ để đảm bảo cho sức khoẻ của bệnh nhân về sau, đồng thời đỡ được một lần tiểu phẫu cho bệnh nhân.

Ưu điểm của cách đặt tức thì là giảm thiểu thời gian và thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là bác sĩ khó tiên lượng về thẩm mỹ cho khách hàng, sự tiêu xương và tụt nướu có thể làm cho răng phục hình sau này kém thẩm mỹ hơn, đặc biệt là đối với răng cửa hàm trên.

Lưu ý của việc đặt implant tức thời là đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề vững.

  • Cấy ghép răng implant sau khi nhổ răng từ 1 đến 3 tháng

Sau khi nhổ răng từ 1-3 tháng mới cấy ghép răng implant nhằm đợi sự lành thương của nướu và xương. Khi đó, nếu cần thiết ghép xương thì bác sĩ cũng có thể ghép xương dễ dàng hơn vì đã có đầy đủ mô mềm để che phủ phần xương ghép. Sau 1 – 3 tháng việc đặt implant cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Việc chọn thời điểm đặt implant phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe tổng quát, tình trạng xương ổ sau khi nhổ răng, vị trí răng, trình độ và tay nghề của bác sĩ, loại implant sử dụng … Do đó tuỳ vào tư vấn của bác sĩ và nhu cầu của khách hàng mà có sự thống nhất và đi đến quyết định thời gian đặt implant một cách hợp lý nhất.

3. Ai mất răng cũng có thể cắt ghép răng implant?

Với sự phát triển của nha khoa thì hầu như ai mất răng cũng có thể làm Implant được. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định và sự thành công của quá trình cấy ghép răng implant.

Một vài trường hợp cần chú ý :

  • Bệnh nhân dưới 16 tuổi. Khi bệnh nhân chưa đủ 16 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, rất khó để cố định trụ titanium chắc chắn vào xương hàm.
  • Những người có các vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư di căn
  • Bệnh nhân có khung xương hàm không đảm bảo về độ dày, mật độ xương hoặc bị tiêu xương sinh lý.
  • Người hút thuốc lá nhiều sẽ bị giảm lượng máu nuôi implant, do vậy tỷ lệ thành công khi đặt implant thấp.
  • Bệnh nhân bị bệnh nha chu

4. Điều gì làm nên thành công của cấy ghép răng implant?

Cấy ghép răng implant chỉ vững chắc khi có xương bao quanh. Điều kiện để có xương bao quanh chân răng tốt :

  • Nên nhổ răng và cấy ghép răng implant sớm sẽ giúp implant vững chắc hơn.
  • Trường hợp răng đã mất quá lâu và bị tiêu xương, bác sĩ cần ghép xương nhân tạo và đợi tích hợp xương
  • Bệnh nhân cần kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và các bệnh nghiện thuốc lá để có thể có một chiếc răng implant vững chắc.
  • Thực hiện làm răng sứ thẩm mỹ trên implant tốt để không gây viêm nướu về sau.
  • Giữ gìn tốt vệ sinh răng miệng thật tốt và kiểm tra răng, lấy cao răng định kì 6 tháng/ lần.

5. Các kỹ thuật hỗ trợ cấy ghép răng implant

Có 3 kỹ thuật thường được áp dụng bổ trợ khi thực hiện một ca cấy ghép răng implant, đó là : Ghép xương, ghép mô mềm, nâng xoang. Mỗi kỹ thuật hỗ trợ đều có các ưu nhược điểm nhất định và được thực hiện trong các trường hợp nhất định.

  • Ghép xương

Khi mất răng lâu ngày mà không được cấy ghép thay thế, phần xương phía dưới thường bị tiêu đi về cả chiều cao và chiều ngang. Như chúng ta đều biết, xương ổ răng có chức năng nâng đỡ răng. Khi không có lực nhai, xương ổ răng sẽ bị teo dần.

Những vùng xương hàm bị mất răng trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương, nhất là khi mang hàm giả tháo lắp mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Khi đó, xương không còn đủ khối lượng và chất lượng để thực hiện việc cấy ghép răng Implant như bình thường.Khi đó, bạn phải tiến hành ghép xương trước khi cấy ghép răng implant.

Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu ghép xương: xương tự thân, xương đồng loại, xương nhân tạo. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn loại xương thích hợp cho bạn

  • Ghép mô mềm

Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp mô nướu ở vùng đặt Implant bị thiếu hoặc quá mỏng. Kỹ thuật này là thao tác lấy một phần niêm mạc ở vùng vòm khẩu cái cứng để ghép vào vùng thiếu mô mềm. Đây là kỹ thuật yêu cầu trình độ chuyên môn và tay nghề cứng. Không phải trung tâm nào cũng thực hiện được kỹ thuật này.

  • Nâng xoang

Nâng xoang hay nâng nền xoang hàm trên là một phẫu thuật nhỏ nhằm làm tăng số lượng xương ở vùng phía sau của xương hàm trên. Đây là một kỹ thuật hỗ trợ cho việc cấy ghép răng Implant thành công khi gặp phải trường hợp đáy xoang hàm thấp. Bác sĩ sẽ dựa vào phim CT Cone Beam để chỉ định dùng kỹ thuật thích hợp nào cho bạn.

Gần đây, việc nâng xoang để đặt Implant đã có những bước đột phá giúp cho phẫu thuật nâng xoang để đặt Implant trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Cũng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn những giải pháp hỗ trợ đắc lực cho bạn có hàm răng đẹp và ưng ý nhất khi sử dụng dịch vụ cấy ghép răng implant. Để trải nghiệm những máy móc và trang thiết bị hiện đại nhất, được hướng dẫn và chăm sóc tận tình nhất, hãy đến với trung tâm nha khoa Dr.Hung&CS. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm không thể nào ấn tượng hơn được nữa.

 

093 136 0186