Sức khỏe răng miệng cần được chăm sóc và đầu tư kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Để răng trẻ phát triển toàn diện, đầu tiên là giúp con trẻ từ bỏ những thói quen xấu: Mút ngón tay, ngậm ti giả, cắn bút, chống cằm, thở bằng miệng khi ngủ, ngủ nghiến răng, cắn móng tay… Tuy nhiên có những tật xấu như mút ngón tay hay vú giả, thở bằng miệng, chống cằm… ở trẻ em mà bố mẹ thường lơ là dẫn đến răng mọc không đều, hoặc khiến cho việc thay răng gặp vấn đề. Thứ 2 bố mẹ cũng nên cho trẻ súc miệng với nước muối âm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giúp răng và nướu khỏe mạnh hơn. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì và nha khoa Dr. Hùng bạn cũng cần xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh thường xuyên: cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen chải răng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chải răng ít nhất trong 2 phút.
Những thói quen xấu cho răng miệng của bé cần được loại bỏ
Con trẻ thường bắt đầu mất răng sữa khi được 6 hay 7 tuổi, chiếc răng sữa nào mọc lên trước thì sẽ bị rụng trước . Quy trình thay răng ở trẻ em cũng tương tự như khi bé mọc răng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn độ tuổi này.
Hãy lưu ý những thói quen xấu dưới đây:
Các thói quen cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương.
Trẻ dễ bị khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp do thở bằng miệng. Chống cằm và mút môi trên, tuy không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới. Mặc dù có thể nguyên nhân khách quan là do trẻ bị một trở ngại về đường mũi nên phải thở bằng đường miệng. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên lưu ý để loại bỏ kịp thời cho con nhé.
Mút ngón tay: Dễ gây ra đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở vì khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng và xương, khiến răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm . Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước, khiến trẻ phát âm khó khăn. Ngoài ra còn nhiều tác hại khác như gây hô, vẩu…