Đừng lơ là đối với sức khỏe răng miệng người cao tuổi

Vấn đề thường gặp ở răng miệng người cao tuổi

Mất răng có hoặc không có răng giả, những răng thật còn lại chịu tải lớn nên ngày càng bị mòn nhiều hơn, làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn hơn. Do vệ sinh răng miệng không tốt có thể khiến răng bị lung lay, nướu sưng, đỏ hoặc chảy máu, có thể đau khi ăn nhai, cùng với tâm lí ngại đi khám răng nên diễn tiến của bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Người cao tuổi thường mắc các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, khi đến gặp bác sĩ nha khoa cần phải nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của mình để có kế hoạch điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây ra sự mòn răng: có thể là do quá trình tích tuổi, chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh. Không nên ăn thức ăn quá cứng, uống nhiều nước ngọt có ga,v.v… bởi khiến cho răng có thể bị ê buốt khi ăn nhai, hoặc khi ăn nóng, lạnh, ảnh hưởng càng xấu đến sức khỏe răng miệng. Bệnh nhân thường từ bỏ việc điều trị nên răng không thể giữ lại được, phải nhổ răng. Sâu răng: Người cao tuổi thường mắc chứng khô miệng. Nguyên nhân có thể đến từ các tác dụng phụ của một số thuốc điều trị các bệnh lí toàn thân hoặc do xạ trị vùng đầu, mặt, cổ. Khô miệng rất dễ bị mắc một số bệnh lí về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng miệng, có thể có đau, khó ăn, khó nuốt.

Do vệ sinh răng miệng không tốt có thể khiến răng bị lung lay, nướu sưng, đỏ hoặc chảy máu
Do vệ sinh răng miệng không tốt có thể khiến răng bị lung lay, nướu sưng, đỏ hoặc chảy máu

Vậy cần làm gì để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi?

Nha khoa Dr. Hùng cho biết: Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Cũng nên lưu ý cho bác sĩ biết những bệnh người cao tuổi đang mắc phải để bác sĩ có kế hoạch điều trị một cách tốt nhất. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Những quan niệm sai lầm như: ngại đến khám răng do bị mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường. Hay quan niệm già thì răng phải rụng là chuyện bình thường, hay rất sợ các thủ thuật điều trị nha khoa… là nguyên nhân chính khiến các các bệnh lí về nha khoa ở người cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ. Người cao tuổi cần chú trọng việc chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu người cao tuổi có đang mang hàm răng giả tháo lắp thì nên tháo ra khi ngủ, ngâm hàm giả trong nước, hoặc dung dịch sát khuẩn. Uống nhiều nước, ăn thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, như rau, quả. Không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.

 

 

093 136 0186