KHI RĂNG BỊ MÒN MẶT NHAI THÌ NÊN LÀM GÌ ?

Mòn mặt nhai chính là một bệnh lý về răng miệng, là mòn tổ chức cứng của thân răng. Đây là bệnh lý tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Mòn mặt nhai là giảm nhiều chức năng trong cơ thể, giảm khả năng nghiền và cắt thức ăn. Răng mòn làm lộ ngà, gây ra hiện tượng quá cảm ngà, gây đau nhói hay ê buốt, đồng thời nếu mòn răng ở dạng nặng có thể gây ra viêm tủy và chết tủy răng. Mòn mặt nhai cũng dẫn đến co thắt cơ nhai, tổn thương khớp hàm, gây nhiệt miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau đây là những chia sẻ của Nha Khoa Dr. Hùng về bệnh lý này.

Răng bị mòn mặt nhai nên làm gì ?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây mòn mặt nhai. Có thể mòn sinh lý do quá trình nhai, do tuổi tác cao, xương khớp suy yếu không còn khả năng tự phục hồi, do sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit kết hợp cùng việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến việc phá hủy men răng. Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu để biết cách phòng ngừa và chữa trị khi răng bị mòn mặt nhai.

  1. Thay đổi mặt nhai

Nếu răng bạn bị mòn ít, bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách thay đổi mặt nhai thường xuyên khi nhai, nhai đều hai bên hàm ở cả hai hàm trái hoặc phải sẽ cân chỉnh khớp cắn, giúp khớp cắn trùng khít ở vị trí trung tâm, tránh lệch lạc về răng và giúp răng khắc phục dần khả năng mòn men răng.

Răng bị mòn mặt nhai nên làm gì ?
Răng bị mòn mặt nhai nên làm gì ?
  1. Tăng cường vệ sinh răng miệng

Khi xuất hiện hiện tượng mòn men, bạn nên thay đổi và xem lại cách đánh răng của mình, đánh răng theo chiều răng để không bị khuyết cổ răng, bảo vệ men răng bằng bàn chải chuyên dụng và kem đánh răng chuyên biệt chống ê buốt. Đồng thời, kem đánh răng có chứa flour cũng hỗ trợ rất tốt để phục hồi độ cứng chắc của răng, giúp răng tránh khỏi tình trạng ê buốt. Sau khi ăn khoảng 30 phút bạn mới đánh răng để nước bọt làm trung hòa men răng.

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn việc chuyển hóa axit từ thức ăn.

  1. Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt

Sau khi sử dụng thức ăn, nước uống có chứa nhiều axit, bạn nên súc miệng ngay bằng nước, nước muối hoặc nước súc miệng có chứa flour để làm sạch răng, ngăn chặn tình trạng chuyển hóa axit lactic. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước trong ngày, tránh các thực phẩm có chứa axit, hạn chế sử dụng nước ngọt hoặc nước uống có ga. Những loại thuốc có tính axit như axit ascorbic, acetylsalicylic, thuốc bổ chứa sắt cũng cần được chú ý sử dụng tránh ở dạng nhai hoặc ngậm lâu trong miệng. Đồng thời, nếu bị nghiến răng, bạn cũng cần chữa triệt để để không làm mòn men răng.

  1. Đeo máng nhai để giảm tổn thương răng

Giải pháp này rất hiệu quả đối với những ai có vấn đề bệnh lý như trào ngược dịch vị. Máng nhai sẽ giúp bạn cách ly răng và axit, đồng thời các dung dịch như magnesium hydroxide được cho vào máng nhai sẽ hỗ trợ tích cực trung hòa được tác động của axit dạ dày góp phần bảo vệ hàm răng của bạn khỏi các tác nhân gây hại.

  1. Trám răng, bọc răng sứ tại phòng nha

Nếu mòn mặt nhai ở dạng nặng, bạn cần đến phòng khám nha khoa quốc tế để được thăm khám, tư vấn cách điều trị thích hợp. Trám răng bằng vật liệu Composite rất tốt để bảo vệ mặt răng mòn, phục hồi chức năng ăn nhai như bình thường của răng. Inlay và Onlay là phương pháp được sử dụng nhiều khi răng bị mòn mặt nhai. Phương pháp này sử dụng nhiều vật liệu, từ  kim loại, hợp kim quý giá như Vàng, quý kim, bán quý kim, titanium… với ưu điểm cứng chắc, không mòn cho đến vật liệu toàn sứ như Cercon, sứ kim loại, nhựa Composite. Nếu như Inlay được đúc nằm bên trên những đỉnh múi răng thì Onlay cũng với chức năng tương tự, nhưng kéo dài bao phủ lên một hoặc nhiều múi răng.

093 136 0186