Tật đẩy lưỡi gây hại như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như rối loạn khớp cắn,… Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh đó là tật đẩy lưỡi – thói quen tưởng chừng như không gây hại nhưng gây hại rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Đây là thói quen mà nhiều Nha Sĩ tại Nha Khoa Dr. Hùng khuyến cáo nên thay đổi sớm.

Tác hại của tật đẩy lưỡi

Cũng giống như thở miệng, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi ban đầu chỉ là những thói quen tưởng như vô hại. Khách hàng khi đến phòng nha thường không biết mình bị rối loạn khớp cắn do tật đẩy lưỡi. Biểu hiện rõ rệt nhất là lưỡi của bạn thường xuyên ở vị trí chen giữa hai hàm răng, lưỡi đẩy về phía trước khi nuốt nước bọt. Điều này khác hẳn với người bình thường, lưỡi luôn thụt về phía sau, khi hàm răng cắn lại, nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại.

Tác hại của tật đẩy lưỡi
Tác hại của tật đẩy lưỡi

Lực đẩy của lưỡi tuy không mạnh, nhưng lâu ngày, sẽ làm bạn phát âm không chính xác, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, đồng thời nếu còn bé, trẻ sẽ dễ bị nói ngọng. Nhưng tác hại quan trọng nhất, phải kể đến đó là đẩy lưỡi khiến răng cửa hàm trên bị xô lệch vị trí, dần đẩy về phía trước.Tật đẩy lưỡi dễ làm hàm răng trên hô vẩu, hở khớp cắn gây mất thẩm mỹ và dễ dàng gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác.

Một trong những giải pháp điều trị hàm răng bị hô vẩu do thói quen của việc đẩy lưỡi gây ra đó là niềng răng. Giải pháp này giúp hàm răng của bạn trở nên bình thường như ban đầu, điều chỉnh các khớp cắn về đúng vị trí bằng các khí cụ chỉnh hình chuyên dụng.

Không đụng đến dao kéo như giải pháp phẫu thuật cắt hàm hô, trượt xương hàm và sắp xếp lại vị trí, tuy rất nhanh chóng nhưng cũng dễ biến chứng, tổn thương cơ mặt. Niềng răng cần thời gian lâu hơn, từ 1- 2 năm, tuy là giải pháp mất nhiều thời gian nhưng vô cùng hữu hiệu, an toàn và cho hiệu quả tuyệt đối. Niềng răng có thể giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh răng vẩu bởi đẩy lưỡi,lấy lại tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Trong nhiều giải pháp hiện nay như niềng răng không mắc cài, niềng răng bằng mắc cài kim loại,…..  Niềng răng mặt trong, hay còn gọi là niềng răng ẩn, niềng răng tàng hình có ưu điểm đặc biệt về tính thẩm mỹ, bởi có khả năng giấu mắc cài, phù hợp cho những ai yêu cái đẹp, đặc biệt là phụ nữ, những người có công việc cần giao tiếp nhiều. Hơn thế khi gắn mắc cài ở mặt trong còn hạn chế được tối đa mức độ va chạm của mắc cài và môi hoặc má. Bạn sẽ cần phải chịu khó đối diện với một số cảm giác khó chịu ở lưỡi trong thời gian đầu gắn mắc cài, nhưng những cảm giác này cũng sẽ biến mất nhanh chóng.

Quan trọng nhất để khắc phục tình trạng này, các bậc cha mẹ cần lưu ý đến thói quen của con trẻ. Nếu trẻ mắc tật đẩy lưỡi, mút môi, hay mút ngón tay, cần có những biện pháp tâm lý thích hợp để trẻ hướng sự chú ý sang hoạt động khác, tránh thói quen này kéo dài gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.

 

093 136 0186