Khi đến độ tuổi vào lớp 1, trẻ thường hay rụng răng sữa.
Răng sữa của trẻ thường tự rụng khi trẻ khoảng 6 tuổi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Nhưng có một số bậc phụ huynh thường tự nhổ răng sữa cho trẻ khi thấy chúng vừa lung lay hay có dấu hiệu sâu răng. Vậy việc nhổ răng sữa tại nhà như vậy có gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ hay không? Hãy cùng Nha Khoa Dr. Hùng tìm hiểu nhé!
Răng sữa đóng vai trò gì
Từ lúc mới sinh cho đến khoảng 4 tuổi, các bé sẽ hình thành đủ 20 răng sữa. và những răng này sẽ lung lay và tự rụng khi trẻ được 6 tuổi. Hầu hết các bậc phụ huynh thường.
Không chăm sóc kĩ răng sữa vì cho rằng trước sau gì nó cũng được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa tại các phòng khám nha khoa, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng, chúng không chỉ hỗ trợ cho việc nhai, xé thức ăn của trẻ khi còn nhỏ mà còn giúp trẻ phát âm tốt hơn, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ. Cần phải kết hợp cả răng, môi, lưỡi để phát âm chính xác. Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc hình thành vị trí của răng trưởng thành sau này. Việc nhổ răng sữa quá sớm có thể làm rối loạn cấu trúc cung hàm, chân răng sẽ bị bít lại gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến chúng mọc lộn xộn. Răng mọc sai vị trí dễ dẫn đến sai khớp cắn và nhiều bệnh lý về răng miệng sau này cũng như vấn đề thẩm mỹ của trẻ.
Vì vậy, nếu bé bị sâu răng hoặc các bệnh răng miệng khi còn nhỏ vào thời điểm chưa thay răng, nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cách chữa trị đúng đắn. Thông thường các bác sĩ sĩ ưu tiên những biện pháp bảo tồn răng như trám răng, chữa tủy. Chỉ những trường hợp bị viêm răng nặng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.
Chăm sóc răng sữa như thế nào
Giống như răng vĩnh viễn, răng sữa cũng cần được chăm sóc thường xuyên để đảm bảo răng chắc khỏe và chỉ rụng tự nhiên, đúng thời điểm. Vì vậy, phụ huynh cần định hướng và hướng dẫn cho bé các phương pháp chăm sóc răng miệng thích hợp.
- Giai đoạn bé dưới 3 tuổi: Ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, bạn nên giúp bé lau mỗi ngày bằng khăn ướt hoặc nước muối sinh lí. Giai đoạn này bé rất dễ nuốt kem đánh răng vào miệng gây nhiễm flour làm ố men răng. Không nên cho bé dùng kem đánh răng mà chỉ nên súc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc dùng khăn, gạc vệ sinh răng cho bé mỗi ngày.
- Khi bé trên 3 tuổi: Bạn có thể hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, chải răng theo chiều dọc để tránh thức ăn dính sâu vào kẽ răng. Tập thói quen đánh răng ít sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bé mới bắt đầu tập đánh răng nên lấy lượng kem vừa phải để bé tập quen dần với việc đánh răng.
Cho trẻ khám răng định kì tại Nha Khoa Quốc Tế Dr. Hùng 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng và được hướng dẫn chữa trị kịp thời.