Bỏ túi bí kíp ứng phó với răng khôn trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai cần quan tâm sức khỏe răng miệng như thế nào?

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng bao gồm đánh răng, xỉa răng hay súc miệng đúng cách là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Bạn nên cố gắng tránh tác động đến răng miệng, đặc biệt là nhổ răng. Trường hợp bạn mọc răng khôn khi đang mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ tại các phòng khám nha khoa. Lưu ý bạn phải hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh và không được tự ý sử dụng thuốc bên ngoài. Vậy trong trường hợp răng hàm bạn quá đau và bạn muốn nhổ thì việc nhổ răng trong thai kì có nên được tiến hành hay không? Hãy cùng Nha Khoa Dr. Hùng  tìm hiểu bài viết dưới đây để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhé!

Phụ nữ mang thai nên ứng phó với răng khôn như thế nào?

Có nên nhổ răng khôn trong thời gian bầu bí không? Làm thế nào để giảm bớt cảm giảm đau nhức khi mọc răng khôn? Chắc chắn có rất nhiều thắc mắc ở vấn đề này. Các trung tâm nha khoa uy tín tại Sài Gòn cho biết: bất kì sự bất thường nào xảy ra trong quá trình mang thai cũng khiến cho các mẹ lo lắng bởi vì trong thời kì mang thai, các bà mẹ luôn muốn cho thai nhi luôn khỏe mạnh. Thế nên việc tác động đến răng miệng hoặc các bộ phận nào đều có thể gây nguy hại đến sức khỏe của thai nhi. Đối với những người trưởng thành khác, việc nhổ răng khôn sẽ được bác sĩ chỉ định khi thấy các dấu hiệu bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì đây là giai đoạn thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể. Vì thế việc mọc răng khôn và nhổ răng khôn rất dễ gây ảnh hưởng đến em bé dẫn đến việc bác sĩ chống chỉ định nhổ răng khôn đặc biệt đối với những người đang trong giai đoạn đầu của thai kì.

Phụ nữ mang thai nên ứng phó với răng khôn như thế nào?
Phụ nữ mang thai nên ứng phó với răng khôn như thế nào?

Chế độ ăn phù hợp cho phụ nữ có thai bị mọc răng khôn

Về chế độ ăn: Răng khôn rất nhạy cảm với nhiệt độ vì vậy các loại đồ nóng và lạnh gây ra cảm giác đau đớn như súp, trà, cafe vì nhiệt có thể hòa tan các cục máu đông và khiến cho xương tiếp xúc với thực phẩm hay đồ uống. Tránh ăn các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm hạt rắc vì nó dễ tạo thành các vụn nhỏ trong khoang miệng. Nên ăn món ăn lỏng và mềm.

Về chế độ vật lý: Dùng muối nước ấm để súc miệng hàng ngày vì muối có tính chất kháng khuẩn rất tốt; Chườm đá lạnh để gây tê buốt và giảm đau sung; cắt một lát dưa chuột mỏng để vào mặt răng và quanh nướu trong vòng 30 phút sẽ giúp giảm cơn đau nhức. Đến các trung tâm nha khoa có uy tín thăm khám để phòng tránh biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

093 136 0186