NHỔ RĂNG KHÔN CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG KHI ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI?

Nếu bạn đang mang thai nhưng lại đau răng khôn? Đây sẽ là thông tin hữu ích mà Nha Khoa Dr. Hùng đem đến cho bạn.

Theo các bác sĩ nha khoa có chuyên môn, khi các chị em mang thai, thì không nên nhổ răng khôn vì có thể gây nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu các mẹ đang bị đau nhức răng khôn, có thể dùng thuốc kháng sinh được chỉ định để giảm đau nhức.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ sau này. Vì vậy, không được tự ý dùng thuốc mà phải tham khảo sự hướng dẫn từ các nha sỹ tại các trung tâm nha khoa.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên tuân theo chế độ ăn uống phù hợp và luôn vệ sinh răng miệng tự nhiên để tăng cường đề khách cho mẹ và bé, tránh các bệnh răng miệng khác có cơ hội phát triển.

Nhổ răng khôn khi nào là thích hợp?

Thời điểm nhổ răng khôn hợp lý là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Nếu để trên 35 tuổi, nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn vì xương cứng và đặc hơn, thế nên việc chọn thời điểm nhổ răng hợp lý khôn cũng là yếu tố quyết định nhổ răng khôn không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tốt hơn hết, khi nhận thấy răng khôn mọc lên có dấu hiệu khác thường như sưng đau và ửng đỏ thì các bạn nên đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vẫn ngay lập tức. Như vậy, Bác sĩ sẽ xác định được thời điểm nhổ răng khôn không đau và an toàn cho người bệnh.

Nhổ răng khôn khi nào là thích hợp?
Nhổ răng khôn khi nào là thích hợp?

Quy trình nhổ răng khôn

Sau đây là quy trình nhổ răng khôn theo chuẩn quy trình quốc tế, giúp bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn:

  1. Kiểm tra tổng quát

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn của từng bệnh nhân. Từ đó, Bác sĩ sẽ quyết định có nên loại bỏ chiếc răng khôn này hay không?

  1. Kiểm tra hàm mặt

Giúp bạn có thể xem toàn bộ quá trình điều trị trước, trong và sau khi nhổ răng khôn. Khách hàng sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý bằng máy chụp hàm mặt cùng phần mềm quản lý hiện đại,

  1. Nhổ răng khôn

Bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh răng khôn. Sau đó, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương rồi cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra.  Bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường khâu các vết rạch lại

  1. Cầm máu

Bạn sẽ được cầm máu từ khoảng 10-15 phút để máu ngưng chảy.

  1. Tái khám

Sau cuộc tiểu phẫu, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để đảm bảo vệ sinh và an toàn vùng đã mổ, nếu có tình trạng phát sinh, nha sỹ sẽ có giải pháp khắc phục.

Để nhận được tư vấn tốt nhất, bạn có thể đến với Nha Khoa Dr. Hùng để có thể nhận được sự tư vấn tốt nhất của đội ngũ y bác sĩ nha khoa.

093 136 0186